Triều đại 2 vua (1325–1327) Ludwig IV của Thánh chế La Mã

Nhưng anh em của Friedrich không chấp thuận thỏa hiệp Trausnitz, vì vậy có những cuộc đàm phán bí mật tiếp theo giữa Ludwig và Friedrich. Nửa năm sau đó Ludwig rút lại yêu sách của mình đòi độc tôn cai trị. Trong Hiệp định München [19] từ ngày 05 tháng 9 năm 1325 Ludwig và Friedrich đã chấp nhận một thể chế có hai vị vua. Quyền cai trị giữ 2 vị vua ngang hàng với nhau là một khái niệm chính trị chưa từng có cho tới thời Trung cổ, mà sau đó cũng không được trù tính.[20] Friedrich được làm đồng nhiếp chính ở Đức và anh em trai của ông, Leopold, đại diện cho nhà vua cai trị tại Ý. Tuy nhiên Giáo hoàng tuyên bố là hiệp định này không hợp lệ.

Chế độ 2 vị vua cũng chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Tại Ulm, Ludwig cho biết lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 1 năm 1326 sẵn sàng từ bỏ ngai vàng, nếu Friedrich nhận được sự tán thành của Giáo hoàng cho đến ngày 26 tháng 7, 1326.[21] Tuy nhiên, Gioan XXII do dự ra quyết định và thời hạn trôi qua. Đề nghị từ bỏ ngai vàng của Ludwig chỉ là một chiến thuật để lôi kéo các công tước và các cấp dưới đoàn kết theo ông. Giáo hoàng không chọn Friedrich, vì bây giờ ông ta quá thân cận với Ludwig. Qua sự từ chối giải pháp hòa bình trong đế quốc, Giáo hoàng được xem như là một người không hòa giải và thiếu tình cảm. Điều này gây sự đoàn kết của các người dưới quyền với Ludwig.[22] Trong tháng 2 năm 1327 lại có sự đổ vỡ với Friedrich. Hai vị vua đã gặp nhau lần cuối cùng tại Innsbruck.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ludwig IV của Thánh chế La Mã http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F029205.php http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.digizeitschriften.de/main/dms/img/?PPN=... http://lba.hist.uni-marburg.de/lba-cgi/kleioc/0010... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12050251x http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12050251x http://www.idref.fr/028725808 http://id.loc.gov/authorities/names/n84208500 http://lccn.loc.gov/67-11030